Bài viết đã lưu

👉 Sử dụng Công cụ tải ISO Windows từ Microsoft ngay tại đây để tải xuống Windows gốc từ trang chủ.
⚠️ Sử dụng Microsoft Activation Scripts để kích hoạt được bản quyền Windows và Office.
📢 Các bản Ghost Win 11 của mình đều được bỏ qua điều kiện không cài được trên phần cứng cũ.
Thông báo: Nếu link OneDrive báo lỗi thì bạn vui lòng refresh lại trang, mật khẩu giải nén file tải thường là quanghuyblog!

Phân biệt chế độ boot Legacy và UEFI trên máy tính và cách kiểm tra

Phân biệt Legacy và UEFI trên máy tính
Khi cài Win hay một hệ điều hành nào lên máy tính, các bạn có để ý đến chuẩn boot không. Vậy thì chuẩn boot là gì và các loại chuẩn boot trên máy tính hiện nay là loại nào, ta cũng đến bài viết nhé.

Trong máy tính, khởi động máy tính hay người ta gọi là boot máy tính là một quá trình tải hay tự mồi (bootstrapping) để khởi động sự làm việc của hệ điều hành khi người dùng bật một hệ thống máy tính. Một trình tự khởi động (boot sequence) là một tập hợp các lệnh ban đầu được máy tính thực hiện khi nó được khởi động. Trình khởi động (bootloader) sẽ nạp hệ điều hành chính vào máy tính để hoạt động. Khi cài win hay bất kỳ một hệ điều hành nào, mình luôn quan tâm xem máy tính mình chạy chuẩn gì và sẽ cài win theo chuẩn đấy. Tóm lại, có hai chuẩn phổ biến nhất hiện nay là Legacy và UEFI.

Khái niệm chuẩn Legacy và UEFI

Legacy BIOS hay gọi là BIOS (Basic Input Output System) truyền thống, ra đời vào năm 1975, là một phần mềm được lưu trữ trên một chip trên bo mạch chủ của máy tính và là tập hợp các hướng dẫn chạy các thiết bị để khởi động hệ điều hành máy tính.
Khi bật máy tính, các hoạt động của Legacy được bắt đầu, nó giúp kiểm tra bộ nhớ RAM và bộ vi xử lý trên máy tính, sau đó kiểm tra các thiết bị gắn ngoài như máy in, bàn phím, chuột... và sau đó kiểm tra các tùy chọn khởi động từ bộ nhớ như đĩa cứng, USB hay CD-ROM, LAN...
UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) là một phần mềm mở rộng dùng để kết nối phần mềm máy tính với hệ điều hành của nó, UEFI được phát triển để giải quyết các yếu điểm của Legacy BIOS, cũng được cài đặt và dần thay thế chuẩn cũ và cũng là chương trình đầu tiên chạy khi máy tính được bật. Ngoài ra, UEFI có một giao diện đẹp hơn, bắt mắt hơn chuẩn cũ và đặc biệt là tích hợp an toàn khởi động (Secure Boot) giúp tăng cường bảo mật khi khởi động cũng như khắc phục được sự cố và thiết lập từ xa.
Ví dụ Menu boot UEFI của ASUS

So sánh 2 chuẩn Legacy và UEFI

Legacy BIOS UEFI
Ra đời từ năm 1975. Ra đời năm 2005.
Tốc độ khởi động chậm. Tốc độ khởi động nhanh.
Hỗ trợ ổ cứng chạy chuẩn MBR. Hỗ trợ ổ cứng chạy chuẩn MBR và GPT.
Xử lý ở mức 16-bit và địa chỉ hóa bộ nhớ là 1MB. Có chức năng xử lý 32-bit và 64-bit, cho phép người dùng sử dụng nhiều RAM hơn để địa chỉ hóa xử lý nhiều việc phức tạp hơn.
Chuẩn ổ cứng MBR nên chỉ giới hạn ở 4 phân vùng ổ đĩa, kích thước có thể khởi động tối đa là 2.2TB. Dùng chuẩn GPT, có bảng phân vùng GUID và Globally Unique ID để địa chỉ phân cùng và cho phép khởi động ổ cứng lên đến 9.4ZB.

Nên dùng Legacy hay UEFI

Với tất cả các yếu tố mà UEFI mang lại thì chúng ta nên sử dụng kiểu boot UEFI nếu như máy tính của bạn hỗ trợ. Vì nó khởi động nhanh hơn, an toàn khi khởi động hơn, thao tác dễ dàng hơn và đồng thời là UEFI hỗ trợ tốt nhất cho Windows 11 và yêu cầu của Microsoft là bắt buộc.

Cách kiểm tra máy bạn đang chạy chuẩn Legacy hay UEFI

Cách 1: Kiểm tra ngay trên Windows
Nhấn tổ hợp phím Win+R, gõ msinfo32 để mở System Infomation.
Để ý dòng BIOS Mode là có thể thấy máy chạy chuẩn gì, ví dụ như dưới là UEFI.
Cách 2: Sử dụng CMD trên Windows
Nhấn tổ hợp phím Win+R, nhập diskpart.
Gõ lệnh list disk và để ý cột GPT xem có dấu sao không, nếu có thì máy đang chạy UEFI không thì ngược lại (tức là chuẩn ổ cứng là MBR và đang chạy chuẩn boot Legacy).

Chú ý: Kiểm tra xem máy có UEFI hay không?

Một số máy có mainboard đời sâu như 2011 trở về trước thì chưa chắc đã có UEFI, vậy muốn kiểm tra xem máy có hỗ trợ không thì ta làm như sau.
Bước 1: Tải phần mềm HWinNFO tại đây. Nếu chọn bản Installer thì bạn cài đặt như dưới.
Bước 2: Chạy file cài đặt, nhấn Next liên tục cho nhanh.
Khi phần mềm tự động được chạy, bạn nhấn Start.
Bạn để ý dòng UEFI Boot, nếu nó báo tick xanh tức là máy bạn có hỗ trợ UEFI, nếu dấu gạch chéo đỏ thì chứng tỏ không hỗ trợ. Chú ý nhé!
Ngoài ra bạn có thể kiểm tra khả năng nâng cấp UEFI của mainboard, bạn chọn Motherboard, kiểm tra dòng UEFI BIOS, nếu nó hiển thị là Capable nghĩa là máy tính có khả năng nâng cấp UEFI.
Và đó là tất cả những gì mình muốn chia sẻ về cách phân biệt chế độ boot LegacyUEFI cũng như cách kiểm tra xem máy tính của bạn có hỗ trợ chuẩn boot UEFI hay không. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại dưới phần Comment hoặc nhắn tin trực tiếp tới Zalo/Fanpage nhé!
Tôi rất đam mê công nghệ, đặc biệt là về máy tính, và rất thích chia sẻ kiến thức cho mọi người.