Bài viết đã lưu

👉 Sử dụng Công cụ tải ISO Windows từ Microsoft ngay tại đây để tải xuống Windows gốc từ trang chủ.
⚠️ Sử dụng Microsoft Activation Scripts để kích hoạt được bản quyền Windows và Office.
📢 Các bản Ghost Win 11 của mình đều được bỏ qua điều kiện không cài được trên phần cứng cũ.
Thông báo: Nếu link OneDrive báo lỗi thì bạn vui lòng refresh lại trang, mật khẩu giải nén file tải thường là quanghuyblog!

Các phím Boot Menu và BIOS trên các dòng máy tính và cách truy cập

Các phím boot menu và BIOS trên các dòng máy tính hiện nay

Boot MenuBIOS là chương trình được lưu trong bộ nhớ trong ROM, và rất quan trọng trong một máy tính, vì BIOS hay kể cả UEFI Boot quản lý cả phần cứng lẫn phần mềm, bạn có thể dùng để quản lý thiết bị cũng như thiết lập các thành phần bảo mật trong đó, còn Boot thì lại dùng để lựa chọn chế độ boot (như ổ cứng, hay USB, BIOS,...). Nhưng để truy cập vào nó thì mình sẽ tổng hợp các phím tắt vào Boot Menu và BIOS của một số dòng máy tính thông dụng hiện nay, vì mỗi hãng máy họ lại quy định một phím khác nhau nên phím lại chức năng khác nhau.

MenuBoot_back
Nội dung bài viết
man_hinh_boot_menu
Màn hình Boot Menu
man_hinh_bios
Màn hình BIOS

Các phím menu và BIOS của các hãng máy tính

Chú ý!
Với các laptop có màu của chữ Fn trùng với màu của các nút F1, F2,…,F12 (màu trắng, nâu, xanh.. tùy máy, như hình trên là màu nâu) thì khi các bạn ấn một trong các nút F1,F2,..,F12 thì các bạn phải đồng thời ấn thêm phím Fn mới có thể vào Boot Menu hoặc BIOS được.

Hãng Acer

  • Boot Menu: Thông thường là F12. Ngoài ra còn có Esc, F9.
  • BIOS: Thông thường là F2. Ngoài ra còn có Delete.

Hãng Asus

Nhóm 1: VivoBook f200ca, f202e, q200e, s200e, s400ca, s500ca, u38n, v500ca, v550ca, v551, x200ca, x202e, x550ca, z202e.
  • Boot Menu: Esc
  • BIOS: Delete
Nhóm 2: N550JV, N750JV, N550LF, Rog g750jh, Rog g750jw, Rog g750jx, Zenbook Infinity ux301, Infinity ux301la, Prime ux31a, Prime ux32vd, R509C, Taichi 21, Touch u500vz, Transformer Book TX300, Eee PC 1015, 1025c.
  • Boot Menu: Esc
  • BIOS: F2
Nhóm 3: k25f, k35e, k34u, k35u, k43u, k46cb, k52f, k53e, k55a, k60ij, k70ab, k72f, k73e, k73s, k84l, k93sm, k93sv, k95vb, k501, k601, R503C, x32a, x35u, x54c, x61g, x64c, x64v, x75a, x83v, x83vb, x90, x93sv, x95gl, x101ch, x102ba, x200ca, x202e, x301a, x401a, x401u, x501a, x502c, x750ja.
  • Boot Menu: F8
  • BIOS: Delete

Hãng Dell

  • Boot Menu: F12
  • BIOS: Delete

Hãng HP

  • Boot Menu: F9, Esc
  • BIOS: Esc, F10, F1

Hãng Lenovo

  • Boot Menu: F12, F8, F10. Riêng IdeaPad: F12
  • BIOS: F1, F2

Hãng Sony Vaio

Nhóm 1: VAIO Duo, Pro, Flip, Tap, Fit.
  • Boot Menu: Assist button
  • BIOS: Assist button
Nhóm 2: VAIO, PCG, VGN.
  • Boot Menu: F11
  • BIOS: F1, F2, F3
Nhóm 3: VGN.
  • Boot Menu: F12
  • BIOS: F2. Riêng Protege, Satellite, Tecra: F1, Esc

Hãng Razer

  • Boot Menu: F12
  • BIOS: F1, Delete

Hãng Fujitsu

  • Boot Menu: F12
  • BIOS: F2

Hãng Compaq

  • Boot Menu: Esc, F9
  • BIOS: F10

Hãng LG

  • Boot Menu: F10
  • BIOS: F2

Hãng Samsung

  • Boot Menu: Esc. Riêng ATIV Book 2, 8, 9: F2
  • BIOS: F2. Riêng ATIV Book 2, 8, 9: F10

Hãng Toshiba

  • Boot Menu: F12
  • BIOS: F2

Main Gygabyte

  • Boot Menu: Delete
  • BIOS: F12

Main Asrock

  • Boot Menu: F2
  • BIOS: F11

Main Asus

  • Boot Menu: Delete, Print, F9, F10
  • BIOS: Esc, F8

Main Foxconn

  • Boot Menu: Delete
  • BIOS: Esc

Main ECS Elitegroup

  • Boot Menu: Delete
  • BIOS: F1

Main Intel

  • Boot Menu: F2
  • BIOS: F10

Main MSI

  • Boot Menu: Delete
  • BIOS: F11

Cách vào Boot Menu và BIOS

Để vào Boot Menu, nếu trong Windows thì bạn khởi động lại rồi ngay sau đó khi màn hình tắt hãy ấn nhanh và liên tục phím truy cập Boot Menu hoặc phím BIOS trên bàn phím, thường các dòng máy tính hiện nay đều hiển thị phím truy cập ngay ở góc trái hoặc phải màn hình; còn nếu không bạn hãy dùng các phím mình liệt kê ở trên. Hiện bảng Boot Menu bạn hãy truy cập vào BIOS hay là boot CD, USB.

Chú ý!
Ở một số dòng máy không hiển thị Boot Menu, khi bạn cắm USB, CD boot vào máy tính thì máy tính sẽ tự nhận và khởi động từ USB hoặc CD boot đó, coi nó là ưu tiên luôn.

Ngoài ra, nếu Windows của bạn đang ở chế độ UEFI, nhấn Start, giữ phím Shift và đồng thời nhấn Restart để khởi động lại máy tính vào giao diện Recovery.

Đầu tiên, nhấn Troubleshoot.
bios-access
Sau đó, nhấn UEFI Firmware Settings, tự động máy tính sẽ được mở UEFI BIOS mà bạn không cần phải nhấn các phím trên.
bios-access_1

Và đó là tất cả những gì mình chia sẻ về cách truy cập vào BIOS hay Menu Boot của máy tính cũng như tổng hợp cho các bạn các phím Boot Menu thường được sử dụng trên các dòng máy tính (kể cả cho laptop hay mainboard hiện nay. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại dưới phần Comment hoặc nhắn tin trực tiếp tới Zalo/Fanpage nhé!

Tôi rất đam mê công nghệ, đặc biệt là về máy tính, và rất thích chia sẻ kiến thức cho mọi người.